Diễn đàn  Trang ChínhTrang Chính  Lịch  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  



 

Share | 

 

Môn Sử: Phần thi ĐH, CĐ có cả chương trình 11

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Môn Sử: Phần thi ĐH, CĐ có cả chương trình 11 I_icon_minitimeFri Dec 19, 2008 4:57 pm

Môn Sử: Phần thi ĐH, CĐ có cả chương trình 11 Thtx_01 Môn Sử: Phần thi ĐH, CĐ có cả chương trình 11 Thtx_02 Môn Sử: Phần thi ĐH, CĐ có cả chương trình 11 Thtx_03
Môn Sử: Phần thi ĐH, CĐ có cả chương trình 11 Thtx_04 Chan Pin Môn Sử: Phần thi ĐH, CĐ có cả chương trình 11 Thtx_06
Môn Sử: Phần thi ĐH, CĐ có cả chương trình 11 Thtx_07 Môn Sử: Phần thi ĐH, CĐ có cả chương trình 11 Thtx_08 Môn Sử: Phần thi ĐH, CĐ có cả chương trình 11 Thtx_09
Chan Pin

Test
Test

 
Giới tính : Nam
Tuổi : 32
Tổng số bài gửi : 283
TâmTrạng : Môn Sử: Phần thi ĐH, CĐ có cả chương trình 11 Confus10

Bài gửiTiêu đề: Môn Sử: Phần thi ĐH, CĐ có cả chương trình 11

Theo đánh giá của Giảng viên Tưởng Phi Ngọ (Khoa Lịch sử, ĐH Sư phạm TP.HCM), các dạng đề thi không khó; với phần thi tốt nghiệp THPT, học sinh chỉ cần học, ôn đủ nội dung chương trình.
Để học sinh ôn thi tốt nghiệp PTTH và ĐH, CĐ năm 2009, NXB Giáo dục vừa phát hành cuốn Cấu trúc đề thi các môn, trong đó có đề thi minh họa để thí sinh tham khảo. Hi vọng những nhận xét và kinh nghiệm ôn tập của các chuyên gia giáo dục xung quanh đề thi minh họa sẽ giúp chúng mình ôn tập hiệu quả hơn và đạt điểm cao trong hai kỳ thi quan trọng này.

Phần thi ĐH, CĐ, đề thi minh họa gồm 4 câu cho mỗi thí sinh, trong đó 3 câu (thuộc phần chung) và 1 câu (thuộc phần tự chọn) theo chương trình chuẩn hoặc chương trình nâng cao. Học sinh cần lưu ý 2 điều sau đây từ đề minh họa này:

1. Khác với đề minh họa thi tốt nghiệp THPT chỉ giới hạn trong chương trình Lịch sử 12 hiện hành, phạm vi kiến thức của đề thi này ngoài chương trình lớp 12, còn bao gồm một phần nội dung chương trình Lịch sử 11. Do vậy, học sinh cần học và ôn đủ nội dung đã quy định trong cấu trúc đề thi đã được phổ biến.

2. Tất cả các câu hỏi của đề này thuộc loại dễ, ở mức tương đương với các câu hỏi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, ngoại trừ nội dung thí sinh phải trình bày nhiều hơn trong thời gian được phép nhiều hơn. Trong số các câu hỏi của đề thi, chưa câu nào có độ khó tương đương câu phân loại trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ những năm gần đây. Tuy nhiên, do đây chỉ là "đề minh họa" cho cấu trúc đề thi nên rất có thể đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2009 sẽ còn có câu hỏi khó hơn hay yêu cầu thí sinh trình bày rõ hơn tác động của một sự kiện lịch sử thế giới cụ thể đối với Việt Nam... Học sinh cần lưu ý điều này để có sự chuẩn bị tốt.

Phần thi tốt nghiệp THPT, cần học và ôn đủ nội dung chương trình.

Câu I không khó nhưng lưu ý: Mặc dù đáp án không nêu, ta vẫn phải hiểu rằng, chủ trương "mới" trong câu này là chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng ta so với thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 - 1939). Nêu rõ: thời gian, địa điểm, nội dung cơ bản, ý nghĩa của hội nghị T.Ư 6 và hội nghị T.Ư 8. Nhưng để nhớ đủ ý và không nhầm lẫn, thay vì học thuộc, học sinh nên so sánh nội dung của 2 hội nghị này. Cụ thể là so với hội nghị T.Ư 6, hội nghị T.Ư 8 đã kế thừa, bổ sung những gì và làm như thế có tác dụng như thế nào trong hoàn cảnh lúc bấy giờ?

Câu II dễ nhưng phải chú ý: Đề hỏi gì trả lời đó - như đáp án (không nói đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản). Chú ý cách nhớ: trong từng biện pháp, có biện pháp trước mắt và biện pháp lâu dài. Ví dụ: Để giải quyết nạn đói, biện pháp trước mắt là "nhường cơm, sẻ áo" nhưng về lâu dài phải tích cực tăng gia sản xuất. Để diệt "giặc dốt", biện pháp trước mắt là xóa mù chữ, nhưng về lâu dài phải tổ chức giáo dục chuyên nghiệp. Để khắc phục khó khăn về tài chính cũng cần hai biện pháp như vậy.

Câu IIIa (chương trình Chuẩn), câu này rất dễ. Từ 1945 đến 2000, các nước Tây Âu trải qua 4 giai đoạn: 1945-1950, 1950-1973, 1973-1991 và 1991-2000. Trong mỗi giai đoạn ấy, SGK trình bày cả nội dung kinh tế và chính trị. Đề chỉ yêu cầu thí sinh nêu những nét chính về kinh tế qua các giai đoạn (như đáp án), tức là lựa chọn và tổng hợp kiến thức ở mức độ thấp.

Câu IIIb (chương trình Nâng cao), câu này có 2 ý. Mỗi ý được trình bày ở một mục riêng trong SGK. Thí sinh chỉ nên viết đủ các ý như đáp án, không viết vào bài những gì SGK có nhưng đề không yêu cầu.

Tóm lại, dạng đề này dễ. Các em học theo sách nào cứ làm bài theo sách đó, nhưng cần: Một là, học và ôn đủ nội dung chương trình như cấu trúc đề thi đã nêu. Hai là, trình bày đủ, chính xác những nội dung mà đề yêu cầu chứ không phải viết ra tất cả những gì mình thuộc. Muốn vậy, cần thay thế cách "học thuộc" (mà không cần suy nghĩ) bằng những biện pháp hiệu quả khác.



 

Môn Sử: Phần thi ĐH, CĐ có cả chương trình 11

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang


Mã nguồn phpBB2 Phiên bản 2.0
Copyright ©2010 - 2011, Forumotion - Rip by: Anh Đào.

Các câu hỏi thường gặp
CLB Trẻ 1806
Forumotion Phpbb2 - Rip by Anh Đào
© 2010 - 2011 Phát triển bởi admin và các thành viên trong Forum.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.
Forum được hiển thị tốt nhất trên hầu hết trình duyệt với độ phân giải 1024x768.
Câu Lạc Bộ Trẻ 1806 - Phường EaTam - TP>. Buôn Ma Thuột.
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất